Kiến trúc Đền Vân Thị

Ninh Bình hiện còn 2 di tích thờ bà Phạm Thị Trân là Phủ Chợ ở xã Trường Yên, thuộc di tích cố đô Hoa Lư thờ vị quan phụ trách ca hát Ngũ Lầu Đại Vương và bà Phạm Thị Trân. Di tích chính thờ bà Phạm Thị Trân là đền Vân Thị nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đền Vân Thị được xây dựng trên diện tích 350 m2, tương truyền có từ thời Lý Thái Tông trị vì, trải qua thời gian đã bị xuống cấp. Từ năm 1992 đến năm 1996 đền được trùng tu tôn tạo lại. Ngày 21 tháng 12 năm 2012 đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.[6]

Trong đền thờ, Tượng bà Phạm Thị Trân được đặt chính giữa, ngoài ra còn có bài vị thờ các nhân vật lịch sử thời Đinh khác cũng liên quan đến các lĩnh vực nghệ thuật sân khấu.

Để tưởng nhớ những đóng góp của bà Phạm Thị Trân cho nghệ thuật hát chèo, những người hoạt động trong ngành sân khấu Chèo Việt Nam và các chiếu Chèo, làng Chèo cổ đều tổ chức: "Lễ giỗ Bà tổ của nghề hát chèo" hàng năm vào ngày 12 tháng 08 âm lịch. Từ năm 2011, Nhà nước Việt Nam đã lấy ngày 12 tháng 8 (âm lịch) hằng năm là “Ngày Sân khấu Việt Nam”.[7]. Hàng năm cũng vào dịp này, tại di tích đền Vân Thị, người dân Ninh Bình cùng với các nghệ sĩ nhà hát Chèo Ninh Bình lại tổ chức lễ hội tôn vinh bà tổ sân khấu chèo theo nghi thức truyền thống.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đền Vân Thị http://www.cinet.vn/upLoadFile/HTML/10_58_2_201120... http://sankhau.com.vn/news/lich-su-va-dac-diem-ngh... http://bvhttdl.gov.vn/vn/vb-qly-nn/1/692/index.htm... http://www.cinet.gov.vn/html/QUAMIENVANHOA/ninhbin... http://nbtv.vn/xa-hoi/ninh-binh/201710/gap-mat-ky-... http://www.hoilhpn.org.vn/print.asp?newsid=7357 http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/tham-cun... http://phunutoday.vn/kham-pha/chuyen-ve-ba-to-cua-... http://vietnamnet.vn/vanhoa/200912/Re-loi-tram-nam... http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Ton-vinh-cac-ngan...